Cách mạng màu
Cách mạng trắng Diễn biến hòa bình

Cách mạng màu là gì?

Cách mạng màu (Color Revolution) là thuật ngữ dùng để chỉ các phong trào biểu tình, bất tuân dân sự hoặc nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền hiện tại, thường diễn ra ở các quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết và sau này lan sang một số nước khác.

Các phong trào này thường được đặt tên theo màu sắc hoặc biểu tượng đặc trưng, ví dụ như Cách mạng Hoa hồng ở Georgia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraine (2004), và Cách mạng Nhụy hoa ở Kyrgyzstan (2005)….. Nhằm mục đích dễ nhận diện, truyền cảm hứng để quy tụ lực lượng.

Cách mạng màu
Hình ảnh từ một số cuộc cách mạng màu trong quá khứ

Mục đích của các cuộc cách mạng màu là thiết lập nền dân chủ tự do theo kiểu phương Tây. Chúng chủ yếu được khơi mào bởi kết quả bầu cử mà nhiều người cho là gian lận.

Các cuộc cách mạng màu lật đổ thành công chính phủ hiện hữu:

  1. Cách mạng xe ủi đất của Cộng hòa Liên bang Nam Tư (2000)
  2. Cách mạng Hoa hồng ở Georgia (2003)
  3. Cách mạng Hoa Tuylip của Kyrgyzstan (2005)
  4. Cách mạng Cedar (Lebanon, 2005)
  5. Mùa xuân Ả Rập 2010–2012
  6. Cách mạng Euromaidan (Ukraine, 2013–2014)

Các cuộc cách mạng màu bị thất bại hoặc không triệt để:

  1. Thiên An Môn ở Trung Quốc (1989)
  2. Cách mạng Cam của Ukraina (2004)
  3. Cách mạng Cotton (Uzbekistan, 2005)
  4. Cách mạng Cà chua (Azerbaijan, 2005)
  5. Cách mạng Trắng (Belarus, 2006)
  6. Cách mạng Xanh (Iran, 2009)
  7. Cách mạng Bolotnaya (Nga, 2011–2012)
  8. Cách mạng Mùa Xuân Armenia (2018)
  9. Cách mạng dù vàng sinh viên Hồng Kông năm 2019–2020
  10. Cuộc biểu tình ở Belarus năm 2020–2021
  11. Cách mạng Mùa Xuân Kazakhstan (2022)

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc cách mạng màu

Yếu tố chủ đạo là nền kinh tế trì trệ hoặc bị diễn biến hòa bình trong tư tưởng dân chúng trên diện rộng, xã hội tích tụ một lượng lớn người bất mãn. Khi đó chỉ cần một sự kiện nào đó sẽ châm ngòi thổi bùng ngọn lửa phản kháng của người dân.

Các giai đoạn chính của một cuộc cách mạng màu

Giai đoạn 1: Nhen nhóm bất mãn và kích hoạt phong trào
  • Những yếu tố gây bất mãn như gian lận bầu cử, tham nhũng, suy thoái kinh tế, đàn áp chính trị làm gia tăng sự tức giận trong xã hội.
  • Xuất hiện các phong trào đối lập, chủ yếu là sinh viên, trí thức, và các nhóm xã hội dân sự.
Giai đoạn 2: Biểu tình và huy động quần chúng
  • Biểu tình ôn hòa, tuyệt thực, bãi công và các hình thức phản kháng khác bắt đầu diễn ra với quy mô ngày càng lớn.
  • Truyền thông xã hội, internet và các kênh truyền thông độc lập được sử dụng để lan truyền thông tin và kêu gọi ủng hộ.
Giai đoạn 3: Leo thang đối đầu với chính quyền
  • Chính quyền đáp trả bằng các biện pháp như đàn áp, bắt giữ lãnh đạo phong trào, kiểm soát thông tin.
  • Các cuộc biểu tình có thể bùng nổ thành một phong trào trên toàn quốc nếu chính quyền không đáp ứng yêu cầu của dân chúng.
Giai đoạn 4: Chuyển giao quyền lực hoặc trấn áp
  • Nếu chính quyền yếu hoặc mất đi sự ủng hộ từ quân đội và cộng đồng quốc tế, họ có thể buộc phải nhượng bộ hoặc từ chức.
  • Nếu chính quyền mạnh tay đàn áp và kiểm soát được tình hình, cuộc cách mạng có thể thất bại hoặc bị trì hoãn.

Sau cách mạng màu thì các nước có tốt hơn trước hay không!?

Vì bản chất của cách mạng màu chỉ đơn giản là lật đổ chính phủ hiện tại mà không có một đường lối rõ ràng để cải cách đất nước. Hậu quả là trên 90% các cuộc cách mạng màu thường dẫn tới bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội…. tại nơi nó sảy ra.



Tất cả chuyên mục